Cô giáo Dương Thị Hạnh và học sinh lớp 5 Nhật đại diện cho giáo viên, học sinh khối 5 thực hiện với tiết học "Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình".
Khối chuyên môn đã lên ý tưởng thiết kế, sử dụng thiết bị dạy học số trong dạy học, số hoá các thiết bị, phương tiện, đồ dùng trong quá trình lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy.
Tới dự chuyên đề gồm: Ban giám hiệu nhà trường, các tổ khối chuyên môn, giáo viên nhà trường và sinh viên thực tập K20 ĐHHP.
Trong tiết dạy giáo viên đã ứng dụng:
Phần mềm tạo mã QR để giáo viên dự quét mã xem kế hoạch bài dạy.
Phần mềm PowerPoint tạo các Slide bài giảng
Sản phẩm Thiết bị dạy học số trên kho dữ liệu thiết bị dạy học số của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sản phẩm thay thế cho GV và HS phải chuẩn bị bảng phụ, giấy khổ to, bút viết hoặc các Slide thiết kế sẵn chỉ tương tác 1 chiều. Thiết bị giúp HS tương tác đa chiều và chủ động học tập hoặc xem lại học liệu được nếu thấy cần thiết. Thông tin cung cấp kiến thức đa dạng, hình thức hấp dẫn khoa học.
Phần mềm Stopwhat giúp giáo viên thiết kế thời gian cho từng hoạt động tại lớp học tuỳ theo nội dung thực tế của hoạt động và của bài tập với nhiều hình thức giao diện đẹp hấp dẫn (GV có thể điều chỉnh linh hoạt được không mặc định như trong PowerPoint). Phần mềm còn giúp giáo viên thiết kế các trò chơi học tập vui nhộn hứng thú nhằm tạo không khí hào hứng thi đua nhau trong học tập như: Chiếc nón kì diệu, cuộc chạy đua …
Phần mềm Plickers giúp giáo viên kiểm soát bài trắc nghiệm của học sinh chỉ bằng quét mã. Đây là phần mềm học sinh không cần kết nối mạng giáo viên vẫn kết nối và kiểm tra được kết quả của học sinh, mặt khác một mã của học sinh dùng được cho nhiều môn học tuỳ theo sự thiết kế của giáo viên (có thể ép lưu lại dùng lâu dài).
Ngoài ra giáo viên và học sinh còn dùng sơ đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học tích cực để khái quát nội dung kiến thức của bài học một cách sinh động và dễ nhớ.
Sau đây là một số hình ảnh của buổi chuyên đề.